0866792566

Bảo quản tinh dầu đúng cách để không mất mùi hương

Tinh dầu chất lượng cho tác dụng rất tích cực với sức khỏe. Chúng có thể phòng cảm sốt, khử mùi, tăng sức đề kháng, cải thiện tinh thần… Tuy nhiên đặc trưng tinh dầu là sản phẩm dễ bay hơi, lại chứa nồng độ cao, nên nếu bảo quản không đúng cách có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Tinh dầu rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: không khí, nhiệt độ, ánh sáng và hạn sử dụng. Vì vậy việc bảo quản, lưu trữ tinh dầu đúng cách là rất cần thiết. Nhưng nếu nắm được các vấn đề tác động, bạn sẽ thấy “sống chung” với tinh dầu hoàn toàn không khó. Vậy đâu là cách bảo bảo quản tinh dầu hiệu quả nhất nhỉ? Hãy cùng Sasana tìm hiểu nhé!

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo quản tinh dầu

Không khí

Ôxy trong không khí thay đổi thành phần hóa học của một loại tinh dầu bằng cách phản ứng với một số thành phần trong tinh dầu. Tất nhiên, không khí không đẩy nhanh sự bay hơi, làm hết lượng tinh dầu mà chỉ thay đổi thành phần của tinh dầu. Sự thay đổi về thành phần khiến tinh dầu không còn tính chất trị liệu như ban đầu. Điều này có tác dụng tiêu cực đến tinh dầu của bạn.

Một nghiên cứu cho thấy 66,4% lượng monoterpene có trong tinh dầu chanh tươi mất đi sau 12 tháng khi tiếp xúc với không khí hàng ngày. Khi giảm số lần tiếp xúc với không khí xuống thì sự ảnh hưởng đến tinh dầu cũng được giảm xuống tối thiểu.

Nhiệt độ

Nhiệt độ là thủ phạm lớn nhất trong quá trình ô xi hóa tinh dầu và làm tinh dầu bay hơi nhanh hơn. Tinh dầu không chỉ cần bảo quản mát mà còn cần duy trì nhiệt độ ổn định, giúp tăng tuổi thọ của tinh dầu lên đáng kể. Nhiệt độ lý tưởng nhất để bảo quản tinh dầu là từ 2 – 5 °C. Tất cả các loại tinh dầu đều cần được bảo quản ở nhiệt độ mát và tránh biến động nhiệt độ.

Ánh sáng

Các tia UV trong ánh sáng làm phá vỡ các phân tử. Chúng thúc đẩy hình thành các gốc tự do gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu. Khi tinh dầu tiếp xúc với ánh sáng tia cực tím một số chất trong tinh dầu tăng lên và một số chất giảm đi đáng kể.

Thời hạn sử dụng của tinh dầu

Tùy thuộc vào họ hóa học trong thành phần mà tinh dầu thiên nhiên có tuổi thọ riêng. Họ hóa học không chỉ mang đến tác dụng trị liệu của tinh dầu mà còn là thước đo hạn sử dụng trung bình của các loại tinh dầu. Các họ hóa học của thành phần tinh dầu bao gồm: sesquiterpene, sesquiterpenol, monoterpene, monoterpenol, este, ete, aldehyde, xeton, phenol và oxit.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo quản tinh dầu

Hướng dẫn cách bảo quản tinh dầu thiên nhiên tốt nhất

Đựng trong chai lọ thủy tinh tối màu

Nếu để ý, bạn sẽ thấy hầu hết mọi điểm bán đều sử dụng các chai, lọ thủy tinh có màu tối để đựng tinh dầu. Phổ biến nhất là chai màu nâu, hổ phách, xanh lá cây hoặc xanh sẫm. Lý giải vấn đề này, là bởi khi đựng tinh dầu trong chai lọ màu sắc, hiện tượng quang hóa từ tinh dầu với ánh sáng sẽ xảy ra, làm giảm chất lượng hương liệu. Hãy đựng tinh dầu trong lọ thủy tinh có màu tối (màu hổ phách, xanh coban, xanh lá, tím…). Điều này để tránh tinh dầu bị ảnh hưởng bởi ánh sáng.

Bên cạnh đó, chai thủy tinh cũng được khuyên dùng thay vì chai nhựa, vì thủy tinh là vật liệu trơ, không gây phản ứng như nhựa, an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Bạn có thể tìm mua chai, lọ tại các cửa hàng tinh dầu, hoặc những điểm cung cấp các thiết bị y tế.

Đựng tinh dầu trong chai kích thước nhỏ

Oxy và ánh sáng đều làm giảm chất lượng tinh dầu. Bạn nên đựng sản phẩm trong chai nhỏ để giảm thiểu tinh dầu tiếp xúc không khí, ánh sáng.

Nếu mua lọ tinh dầu lớn, khi về bạn có thể sang chiết vào những chai nhỏ hơn. Điều này giúp bảo vệ tinh dầu không bị oxy hóa. Khi sang chiết nên cẩn thận, không để dung dịch bắn vào mắt hoặc rơi vào các vùng da nhạy cảm.

Không sử dụng nút cao su để đóng lọ tinh dầu

Tinh dầu gặp cao su có thể tạo thành phản ứng hóa học. Điển hình là nút cao su sẽ biến thành một lớp keo. Quá trình này khiến lượng tinh dầu bị hao hụt, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Thay vì nút cao su, bạn nên chọn nút nhựa, loại nắp nhỏ giọt phụ. Đây là loại nắp nằm phía trong nắp vặn. Nó vừa có tác dụng là ống nhỏ giọt, vừa giúp tinh dầu giảm tốc độ bay bơi khi mở nắp sử dụng.

Đồng thời, sau khi dùng xong bạn nên đóng chặt nắp. Đầu tiên là để tinh dầu tránh bị bay hơi. Tiếp theo là tránh để tinh dầu bị oxy hóa do tiếp xúc với không khí. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy hành động này là cần thiết, điển hình như nghiên cứu trên tinh dầu chanh tươi Lemon sau 12 tháng tiếp xúc hàng ngày với không khí, hàm lượng monoterpene đã bị mất đi 66,4%.

Đựng tinh dầu trong lọ thủy tinh tối màu

Bảo quản tinh dầu tránh xa nguồn nhiệt, nguồn phát lửa

Tinh dầu khi gặp nguồn nhiệt cao như nguồn phát lửa, ánh sáng mạnh… có thể tạo thành một đám cháy. Để đảm bảo an toàn, bạn nên bảo quản sản phẩm trong hộp gỗ, tủ quần áo hoặc những nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, tránh khu vực điện đóm, bếp gas…

Ngoài dễ gây cháy nổ, chất lượng của sản phẩm cũng bị biến đổi khi ở gần nguồn nhiệt. Quá trình oxy hóa tinh dầu bị diễn ra nhanh hơn. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên.

Cất giữ tinh dầu trong ngăn mát tủ lạnh khi trời quá nóng bức

Nhiệt độ thích hợp để bảo quản tinh dầu là 2-5 độ C. Nếu thời tiết mùa hè quá oi bức, hãy cất sản phẩm trong ngăn mát tủ lạnh. Tất nhiên, khi trời mát mẻ, việc bảo quản trong tủ lạnh là điều không cần thiết. Khi cất giữ bằng cách này, tinh dầu sẽ giảm nguy cơ tiếp xúc với không khí. Không gặp biến động nhiệt sẽ giúp chất lượng được đảm bảo.

Tuy nhiên, người dùng nên lưu ý chỉ bảo quản ở ngăn mát. Không nên cho vào ngăn đá vì tinh dầu có thể giảm tác dụng khi bị đóng băng. Để tránh ám mùi đồ ăn, bạn cũng nên đặt lọ tinh dầu trong túi kín rồi mới bỏ vào tủ lạnh. Lúc lấy ra sử dụng, ban đầu một số tinh dầu có thể hơi đặc. Tuy nhiên, nó sẽ nhanh chóng trở về trạng thái lỏng.

Ghi nhớ ngày đầu tiên mở nắp lọ tinh dầu

Thời hạn sử dụng của tinh dầu là riêng tùy theo từng loại tinh dầu. Nên ghi ngày tháng mở nắp để kiểm tra hạn dùng, bảo quản tốt hơn. Tinh dầu cũng có hạn sử dụng. Nó thường được tính kể từ ngày đầu tiên bạn dùng (thời điểm mở nắp chai). Mỗi loại tinh dầu sẽ có thành phần riêng và chúng sẽ quyết định đến tuổi thọ sản phẩm. Cụ thể:

  • Tinh dầu được chiết xuất từ vỏ trái cây: Hạn dùng 6-12 tháng kể từ khi mở nắp.
  • Tinh dầu được chiết xuất từ gỗ, hoa: Hạn dùng lâu dài hơn từ 12-24 tháng kể từ khi mở nắp.
  • Tinh dầu pha nước cât: Hạn dùng 2 tuần

Cách để nhận diện tinh dầu hết hạn, đó là khi dung dịch đông lại và có cảm giác chua hơn bình thường. Thậm chí tinh dầu cam quýt còn không bị đổi mùi, mà chỉ nổi vẩn trắng bất thường. Nhìn chung, cứ quá hạn thì bạn nên thay tinh dầu mới, không cần mất thời gian tìm hiểu xem chai cũ đã hư hỏng hay chưa, vì đôi lúc mắt thường cũng chẳng thể đánh giá được.

Không để tinh dầu tiếp xúc bề mặt dễ hư hại

Tinh dầu chứa nồng độ rất mạnh, với nhiều hợp chất hóa học. Những hợp chất này có thể khiến các bề mặt được đánh bóng, sơn, plastic… bị hư hỏng, ố màu hoặc loang lổ.
Chính vì thế, bạn không nên đặt tinh dầu lên những bề mặt này. Hãy đặt tinh dầu trong hộp gỗ, trước khi đem cất tại bất cứ địa điểm nào trong nhà.

Cách bảo quản tinh dầu

Tinh dầu thiên nhiên của bạn sẽ luôn được đảm bảo chất lượng bằng cách bảo quản tinh dầu cơ bản trên. Nếu còn thắc mắc về cách bảo quản tinh dầu, hãy liên hệ ngay với Sasana để được tư vấn kỹ lưỡng. Chúc bạn luôn có những giây phút tuyệt vời, thư giãn cùng gia đình với những mùi hương tinh dầu yêu thích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 chat-active-icon