0866792566

Lau bàn thờ đúng cách ngày Tết, ngày rằm

Lau bàn thờ đúng cách

Việc lau dọn bàn thờ được coi là truyền thống lâu đời nhất của người dân Việt Nam cho đến nay. Vào dịp Tết, ngày lễ, gia đinh nào cũng tất bật để lau dọn bàn thờ tổ tiên – nơi thiêng liêng là nơi trang trọng nhất trong gia đình. Chính vì thế mà việc dọn dẹp, lau bàn thờ đúng cách là điều đặc biệt được chú trọng.

Thời gian lau dọn bàn thờ

Thời gian lau dọn bàn thờ sẽ rơi vào khoảng 23 âm lịch. Đây là thời gian để gia chủ dọn dẹp, lau dọn bàn thờ tiễn ông công ông táo về trời. Vào ngày 29 – 30 âm lịch là ngày chuyển giao năm mới nên bàn thờ phải được lau dọn, trang trí để đón chào năm mới với lời cầu mong bình an, may mắn, tài lộc.

Cách lau bàn thờ đúng cách

Sắp đặt, trang trí bàn thờ như thế nào sẽ tùy thuộc vào quan niệm của mỗi gia đình từ thời ông bà. Tuy nhiên, cách lau dọn bàn thờ chỉ có một cách và phải tuân thủ theo lời dặn của ông bà, tuân thủ theo quan niệm, phong tục của người Việt Nam. Theo người xưa, lau dọn bàn thờ đúng cách là cách để bày tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên cũng như để cầu mong may mắn, bình an, tài lộc đến với gia đình của mình.

Trước đây người dọn dẹp bàn thờ thường là chủ gia đình, phái mạnh trong nhà. Tuy nhiên, vào thời điểm nay, bất kể ai cũng có thể lau dọn bàn thờ và đều phải học cách lau bàn thờ đúng cách, tránh phạm phải những điều tối kị trong tâm linh. Vậy, đâu mới là cách lau dọn đúng?

1. Lau dọn bàn thờ

Lau bàn thờ đúng cách phải hợp phong thủy
Trước khi lau dọn cần phải thắp hương xin phép

Trước khi lau dọn bàn thờ một ngày, gia chủ cần phải chuẩn bị mâm cúng và thắp hương thông báo xin phép ông bà tổ tiên để ngày hôm sau có thể dọn. Quan niệm xưa cho rằng, việc thắp hương, cúng trước như vậy như một lời mời ông bà tổ tiên tạm lánh đi để con cháu có thể thực hiện dọn dẹp “nhà cửa”.

Vào ngày dọn dẹp, người dọn dẹp bắt buộc phải ăn mặc chỉn chu và tuyệt đối không để người bụi bặm để lau dọn. Người bao sái cần phải tắm rửa sạch sẽ trước khi thực hiện.

Đầu tiên, bạn hãy chuẩn bị sẵn một chiếc vải đỏ để đặt bài vị. Bài vị thần linh phải đặt riêng, không được đặt chung với bài vị của gia tiên. Nếu bạn thắp hương xin phép ông bà và dọn dẹp cùng một ngày thì lưu ý cần đợi hương cháy hết mới được tiến hành dọn dẹp nhé.

Dùng nước ấm, khăn sạch và mới được chuẩn bị sẵn để lau dọn. Không nên lau dọn bằng nước lã vì đây là điều tối kị sẽ mang lại vận rủi, tán lộc. Nếu gia đình bạn thờ thần linh, thờ Phật thì nên lau dọn bài vị của thần, phật trước khi lau dọn bàn thờ của tổ tiên. Quan niệm cho rằng bàn thờ thần linh phải đặt trên bàn thờ tổ tiên để tránh tội bất kính.

2. Lau dọn bát hương

Lau dọn bàn thờ đúng cách tránh xê dịch bát hương
Khi lau dọn bát hương cần phải chú ý tránh di chuyển nhiều

Bát hương là một trong những vật cúng quan trọng nhất trong việc lau dọn bàn thờ. Theo quan niệm xưa lau bàn thờ đúng cách thì không nên đổ tro bát hương thay bằng tro mới, điều này sẽ rất dễ tán lộc, tán tài. Thay vào đó, gia chủ hãy dùng ray để lọc, dùng thìa nhỏ để đổ tro ra ngoài. Đổ ra ít nhưng phải đổ vào nhiều nghĩa là tiền ra ít nhưng lộc về nhiều. Sau khi đổ tro ra thì rửa lại bát hương sạch sẽ bằng nước ấm và lau bằng khăn sạch, mới.

Một điều cần lưu ý nữa chính là việc đốt tiền vàng. Với bát hương thờ thần, phật thì gia chủ phải dùng bảy tờ tiền vàng đốt rồi hơ xung quanh trước sau đó mới bỏ vào bát hương. Còn với bát hương tổ tiên thì chỉ cần dùng 3 đồng tiền vàng và lặp lại tương tự. Tiền vàng trong bát hương cháy hết thì có thể đổ tro vào để lấy may. Sau khi đã dọn xong bát hương và bàn thờ thì bạn hãy đặt lại mọi vật dụng lại như cũ là được nhé.

Sau khi đã đặt bài vị, mọi vật dụng cúng lại chỗ cũ thì gia chủ cần phải đốt 12 que hương và cắm theo thứ tự. Ví dụ, que hương thứ nhất thì cắm theo hướng một giờ. Mỗi một que hương tượng trưng cho một lời cầu chúc năm mới tốt lành đến với gia đình.

Nước lau bàn thờ Bách Lộc

Bàn thờ là nơi thiêng liêng và là nơi đặt cao nhất của mỗi gia đình. Tuy nhiên, đây cũng là nơi rất dễ bám bụi. Các vết bụi lâu ngày tích tụ lại sẽ rất khó để tẩy rửa. Các loại nước trên chỉ có thể lau dọn được những bụi bẩn mà không thể tẩy sạch các mảng bám lâu ngày. Chính vì vậy mà sản phẩm Nước lau dọn bàn thờ Bách Lộc sẽ là loại nước vô cùng cần thiết khi lau dọn bàn thờ.

Lau bàn thờ đúng cách bằng nước lau bàn thờ Bách Lộc
Nước làm sạch bàn thờ Bách Lộc

Nước lau dọn bàn thờ Bách Lộc nổi bật với các ưu điểm sau:

  • Dễ dàng loại bỏ sạch mọi vết bẩn, mảng bám lâu ngày tích tụ, khó rửa sạch bằng nước thường.
  • Có tác dụng bảo quản, ngăn ngừa nấm mốc, nhất là vào thời điểm thời tiếm ẩm ướt. Với đồ gỗ nước lau bàn thờ Bách Lộc còn có tác dụng bảo vệ lớp sơn bóng bên ngoài.
  • Có thể sử dụng để tẩy rửa trên nhiều bề mặt như men sứ, gỗ, nhựa, kính, kim loại, da,…
  • Hương thơm dịu nhẹ, thơm lâu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 chat-active-icon